Phản bái là lễ gì trong nghi thức cưới hỏi miền tây?

Lễ phản bái là lễ gì

Phong tục lễ cưới hỏi miền tây luôn mang đậm bản chất chân chất, gần gũi và đặc biệt là phần cổng cưới miền tây tạo điểm nhấn ấn tượng trong mỗi mùa lễ cưới. Vậy nghi thức phong tục cưới miền tây có khác gì so với những vùng miền khác không? Tại sao lễ phản bái lại có trong lễ cưới miền tây? Lễ phản bái là lễ gì? Cùng XSTV tìm hiểu nghi lễ độc đáo của người dân miền tây nhé!

MỤC LỤC

1.Nghi thức lễ cưới hỏi miền tây có gì?

Theo truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác, phong tục đám cưới ở miền Tây thường bao gồm sáu lễ, mỗi lễ đều mang đặc điểm và ý nghĩa riêng biệt. Trình tự các lễ diễn ra theo thứ tự cố định, bắt đầu bằng lễ dạm ngõ, tiếp theo là lễ thông gia, lễ cầu thân, lễ ăn hỏi, lễ vu quy, và sau cùng là lễ phản bái.

1.1. Lễ dạm ngõ miền tây

“Đám nói” là tên gọi khác của lễ dạm ngõ người miền tây. Đây là buổi tiệc thân mật của hai bên gia đình gặp gỡ nhau để bàn về chuyện cưới hỏi của hai đàng bên. Thông thường thì lễ dạm ngõ miền tây diễn ra trong không khí ấm cúng, phần lễ do bên nhà trai chuẩn bị bao gồm trầu cau, mâm ngũ quả, trà và cuối cùng là rượu. Còn bên đàng gái sẽ dọn dẹp thật sạch sẽ cho nơi thờ cúng gia tiên của mình để đàng trai có thể dâng cúng lễ vật.

Lễ dạm ngõ miền tây cùng một số lễ vật – Ảnh: Tổng hợp

1.2. Lễ thông gia miền tây

Lễ thông gia diễn ra sau khi đàng nhà trai kết thúc lễ dạm ngõ tại nhà gái và lễ thông gia chính là lễ mà nhà gái sẽ thăm đàng nhà trai nhằm để biết địa điểm nhà ở của đàng trai, đồng thời cũng muốn hiểu rõ hơn gia cảnh của bên đàng trai trước khi gả con gái đi xa.

1.3. Lễ cầu thân miền tây

Hiện nay dường như lễ cầu thân miền tây dần lược bớt trong nghi thức cưới hỏi miền tây. Lễ cầu thân là lễ mà bên đàng trai sẽ trao tặng có nơi là gọi bỏ đồ cho đàng gái để coi như làm quên cho bên đàng gái và đàng trai. Tuy nhiên, lý do mà lễ cầu thân này được lược bỏ bởi vì cả hai bên đàng trai và đàng gái đã quen biết nhau trước đó và có qua lại nhà của nhau nhiều nên lễ này không còn quá chú trọng trong ăn hỏ miền tây.

1.4. Lễ ăn hỏi miền tây

Đến với phần lễ ăn hỏi miền tây cũng được người dân miền tây chú trọng hơn bao giờ hết. Theo những tập tục xưa thì lễ ăn hỏi được xem như là nghi thức đặc biệt, “rước con gái” người ta về làm vợ, đây là lễ ở một số tỉnh vùng miền khác gọi là “giao ước” trước khi lễ cưới diễn ra. Tại một số các tỉnh miền Trung như Quảng Nam và Đà Nẵng thì lễ ăn hỏi “lược bớt”, thay vào đó sẽ là lễ cưới sau khi thực hiện xong
“lễ thăm nhà”.

1.5. Lễ vu quy miền tây

Lễ vu quy luôn diễn ra trước ngày lễ thành hôn, lễ này sẽ tổ chức bên đàng gái nơi cô dâu mời xóm giềng của bên mình. Trong buổi lễ này thì các nghi thức sính lễ sẽ không được thực hiện mà thay vào đó sẽ để cho buổi lễ thành hôn chính thức.

1.6. Lễ phản bái miền tây

Nghi lễ cuối cùng trong phong tục cưới hỏi người miền tây phải kể đến ngay nghi thức của lễ phản bái. Nó gần giống như lễ lại mặt của người miền Trung nhưng thường văn hóa của người Trung sau khi phần nghi thức ngày thành hôn chính thức thì ngay buổi chiều cùng ngày đó cả cô dâu và chú rể đều phải về lại mặt tổ tiên, nó giống như là việc tổ tiên “chấp nhận” gia đình có thêm một thành viên mới là chú rể.

Lễ phản bái sẽ có thịt vịt và rượu để làm quà khi lại mặt sau 03 ngày thành hôn – Ảnh: Tổng hợp

Ngược lại, ở lễ phản bái miền tây thì sau ba ngày cưới, cả cô dâu và chú rể đều phải về lại mặt với gia đình cô dâu và mang theo con vịt trống lớn, rượu để chung vui.

2. Cần chú ý gì trong lễ phản bái?

Lễ phản bái là lễ về nhà lần đầu tiên của cô dâu chú rể sau khi chính thức trở thành vợ chồng của nhau. Đây là nghi thức quan trọng không kém sau khi tổ chức lễ thành hôn. Đặc biệt hơn hết, lễ này cần chú ý đem lễ vật về nhà vợ vừa là dịp thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình vợ vừa thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên của gia đình vợ.

Kết luận

Mỗi văn hóa vùng miền đều có những phong tục tập quán riêng, đặc biệt trong nghi thức cưới hỏi các tỉnh vùng miền luôn có những điểm nhấn ấn tượng thể hiện đặc trưng của mỗi vùng miền đó.

Bài viết tham khảo: